Phát hiện vết đen khổng lồ trên mặt trời có đường kính hơn sáu lần đường kính của Trái đất đã hình thành trong vòng 48 giờ có thể dẫn đến cơn bảo mặt trời.
Các
nhà khoa học của NASA đã phát hiện vết đen mặt trời khổng lồ hình thành thông
qua các công cụ của cơ quan Solar Dynamics Observatory (SDO), một trong số các
phi thuyền vũ trụ theo dõi thời tiết của Mặt trời.
Trong
quá trình ngày 19 và 20 Tháng 2, 2013, các khoa học gia đã quan sát sự phát
triển của vết đen mặt trời khổng lồ trong 48 giờ.
« Nó
đã phát triển hơn sáu lần đường kính Trái đất nhưng khó xác định rõ vì là trên
một hình cầu chứ không phải trên bề mặt phẳng », nữ phát ngôn viên Keren
Fox của trung tâm phi thuyền vũ trụ NASA cho biết.
Vết
đen mặt trời, theo sự xác định của NASA, đã được hình thành từ các điểm màu tối
sậm trên bề mặt Mặt trời. Trên thực tế vết đen khổng lồ là tập hợp của nhiều
đốm đen nhỏ hơn, đã phát triển nhanh chóng¸ kích thước của chúng đã tăng vọt
trong hai ngày 19 và 20/2/2013.
"Sự hiện diện của vết đen khổng lồ là dấu hiệu của một cơn
bão mặt trời mạnh trong những ngày sắp tới", bà Fox nói.
Theo bà Fox, một số vùng từ trường mạnh mẽ trong khu
vực vết đen mặt trời đi theo hướng
ngược lại, là
yếu tố gây nên những sự biến động năng lượng mặt trời.
"Đây
là một cấu hình khá ổn định mà các nhà khoa học biết có thể dẫn đến những đợt
phun trào của bức xạ mặt trời được gọi là năng lượng mặt trời phát quang”
Quan
sát được đưa ra khi mặt trời đang chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động mạnh nhất
của chu kỳ mặt trời 11 năm của nó.
Cực
điểm năng lượng mặt trời cuối cùng xảy ra vào năm 2000. Năm 2006 theo NASA dự
kiến ban đầu, cực điểm năng lượng mặt trời vào năm 2010 hoặc 2011, và nghĩ rằng
nó có thể mạnh nhất kể từ sau năm 1958.
Tuy
nhiên, các dự báo gần đây nói rằng cực điểm năng lượng mặt trời sẽ xảy ra vào
mùa thu năm 2013.
Theo khoa học
gia Richard Fisher, giám đốc cơ quan nghiên cứu vật lý thái dương thuộc trung
tâm NASA cho hay hiện tượng bão mặt trời vào năm 2013 sẽ xảy ra do nguồn năng
lượng điện từ ở mức cao được phóng thải vào vũ trụ thông qua các luồng sáng
chứa đầy năng lượng thái dương.
Bão từ xuất hiện do năng lượng ở mức độ cao
của mặt trời được giải phóng vào vũ trụ.
Các nhà khoa
học chuyên nghiên cứu về hệ mặt trời cũng nhiều lần cảnh báo khi bão mặt trời
xuất hiện ở cường độ cao nó có thể làm tê liệt toàn bộ các hệ thống cung cấp,
phân phối điện lực toàn cầu. Đặc biệt, các thiết bị viễn thông điện tử
hiện đại như vệ tinh, máy tính, hệ thống ngân hàng, hàng không…cũng là các đối
tượng ảnh hưởng lớn nhất khi bão từ tác động đến trái đất.
Bão từ khi
xuất hiện sẽ tác động tiêu cực đến nhiều ngành trong đó đáng chú ý nhất là điện
lực, viễn thông, vận tải hàng không
Theo những
nghiên cứu y khoa, bão mặt trời cũng có những ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ
con người, đặc biệt là những người cao tuổi, người bị các chứng bệnh về tim
mạch, cao huyết áp…
Chuyên gia
Richard Fisher khẳng định rằng việc bão mặt trời sẽ xuất hiện vào năm 2013 là
điều chắc chắn. Tuy nhiên, có một điều các nhà khoa học không thể dự đoán chính
xác được đó là mức độ tàn phá của bão từ đối với trái đất. Có người cho rằng
sức mạnh của trận bão này có thể tương đương với sức công phá của 100 quả bom
khinh khí (bom H). Ngoài ra cách đây 2 năm, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa
Kỳ cũng đã từng lên tiếng cảnh báo sẽ xảy ra một trận « bão từ » gây
ra thiệt hại về mặt kinh tế gấp 20 lần tổng thiệt hại của cơn bão Katrina tàn
phá thành phố duyên hải New Orleans (hơn 125 tỷ USD) vào năm 2005.
Theo ông Richard Fisher bão từ sẽ khiến nhiệt độ mặt trời đạt
mức hơn 10.000 độ F (5.500 độ C) cứ khoảng 11 năm một lần. Ngoài ra
theo NASA cứ sau 22 năm một lần thì nhiệt độ mặt trời sẽ đạt mức cao
nhất. Theo dự đoán, năm 2013 sẽ xảy ra đồng thời hai sự kiện: đó là
nhiệt độ thái dương đạt mức cao nhất theo quy luật 22 năm và bão từ xuất hiện
theo quy luật 11 năm. Như vậy ảnh hưởng lên vũ trụ, trong đó có trái
đất, sẽ rất lớn vì lượng bức xạ được phóng thải ra nhiều hơn.
Năng lượng thái dương được giải phóng hướng về phía trái đất qua những cơn
bão từ
|
Trong những
tháng gần đây, vệ tinh quan sát mặt trời (SDO) của NASA đã ghi nhận được những
hình ảnh và đoạn phim đặc biệt về thái dương. Những bức ảnh và đoạn phim
này cho thấy mặt trời đang hoạt động mạnh đặc biệt là khu vực bề mặt hành tinh
nóng nhất hệ thái dương này.
Tuy nhiên các
nhà khoa học Nga không chia sẻ quan điểm bi quan của các đồng nghiệp
Mỹ. Cũng như các nhà khoa học Mỹ, họ dư đoán là tính tích cực của mặt trời sẽ
bắt đầu một chu kỳ mới vào năm 2012 hoặc năm 2013, nhưng họ tin rằng
hầu như không có khả năng diễn biến này có thể dẫn đến một thảm họa
toàn cầu.
Ngọc thanh Tư ( Tổng
hợp - Sources : Space, Science 2., Daily
Telegraph, PTV, NASA)
No comments:
Post a Comment
Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ