Sunday, July 28, 2013

Dân chủ và Nhân quyền - Niềm hy vọng của dân Việt Nam


Quan hệ đối tác toàn diện – Việt Mỹ

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership).
Quan hệ này dựa trên các nguyên tắc "tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau".
Trước chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, giới quan sát đã nhắc tới nguyện vọng của Việt Nam muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chuyến thăm Hoa Kỳ lần thứ hai của người đứng đầu nhà nước Việt Nam kể từ khi Mỹ - Việt bình thường hóa quan hệ, đã gặp phải phản đối của nhiều người Việt ở Mỹ và Canada, vì tình trạng nhân quyền sa sút tại Việt Nam.

Những điểm đáng ghi nhận qua chuyến đi Mỹ của chủ tịch nước CSVN :

Sau chuyến công du sang xứ cờ hoa của chủ tịch nước CSVN. Nhìn khái quát bên ngoài thì về phía Hoa kỳ, sự đón chào dành cho một nguyên thủ quốc gia : ‘vừa phải’ không quá long trọng nhưng cũng không ‘lạnh nhạt’.
Tuy nhiên nếu nói về tầm quan trọng cho một ‘giai đoạn mới’ trong đối sách chiến lược của Hoa Kỳ hướng về vùng Đông Nam Á, tức Tây thái bình dương, cũng như xét tình hình tranh chấp giữa VN và Trung Quốc tại biển Đông, mà phía VN luôn ở thế bị động và bị áp lực nặng nề, thì nội dung sự gặp gỡ vừa qua của lãnh đạo hai nước có một tầm quan trọng và chuyển biến không phải nhỏ.

Vì quyền lợi đối tác toàn diện có lợi cho cả hai phía, nhất là VN trong một chiến lược tầm rộng về lâu, dài sau này trên bình diện quốc tế, cũng như với tình hình chuyển biến tại biển Đông trước áp lực về cả quân sự lẫn chính trị của Trung Quốc, hoàn toàn bất lợi cho phía Việt Nam. Có lẽ những lãnh đạo cấp cao tại bộ chính trị sẽ có một cái nhìn khôn ngoan và thoáng hơn để tạo sự tín nhiệm đối với Hoa Kỳ, và một trong những vấn đề luôn là sự trở ngại cho phát triển bang giao giữa hai nước : ‘Vấn đề dân chủ và nhân quyền’ tại Việt Nam !
Vấn đề này đã được các dân biểu Mỹ quan tâm, và được chính tổng thống Obama nhắc nhở khéo léo qua câu phát biểu ở phòng bầu dục trước giới báo chí và truyền thông Mỹ. Có mặt chủ tịch Trương tấn Sang bên cạnh.  
"Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp,".

Với câu nói trên của một vị nguyên thủ một cường quốc ‘Dân chủ, tự do’ văn minh và tiến bộ hàng đầu của thế giới, đã cho thấy Hoa Kỳ luôn quan tâm đến tình trạng ‘nhân quyền’ cẩn được tôn trọng, và cải thiện nếu chưa được tôn trọng đúng mức như ở Việt Nam ?! Sự phát biểu nhẹ nhàng nhưng xác định, đồng thời cũng đặt niềm tin tưởng vào đối tác đồng minh, rằng họ sẽ hiểu và sẽ thực hiện được một cách tốt đẹp hơn một vấn đề ‘nhân bản’ mà tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều cần phải duy trì và thể hiện, nếu muốn có một bang giao bền vững và phát triển về mọi mặt trong tinh thần tín cẩn song phương.

Trong tình hình hiện tại. Một sự hợp tác toàn diện có lẽ là mong đợi của cả hai phía Việt, Mỹ. Dĩ nhiên là cho một quyền lợi hổ tương. Về phía Việt Nam, cần thiết để có thể thoát khỏi áp lực từ phía Trung Quốc, và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Về phía Hoa Kỳ thì việc mậu dịch thương mại có lẽ chỉ là phụ. Chủ yếu trong chiến lược tại châu Á Thái bình dương mà Hoa Kỳ đang triển khai, về lâu dài, có tính cách duy trì và ổn định nền hòa bình trong vùng, cũng như sự cần thiết cân bằng quyền lực giữa hai khối, mà Trung Quốc là đối tượng quan trọng và đang có tham vọng làm chủ biển Đông.

Việt Nam là một nước trong ASEAN nằm ở vị thế yếu lược. Nếu tình hình nội bộ của VN được ổn định, sẽ tăng thêm sự tin tưởng đối với Hoa Kỳ và của các nước đồng minh trong, hoặc ngoài ASEAN. Đây là một chu kỳ tái diễn, tuy có khác về thời gian và hình thức nhưng chính là số phận của miền Nam VN của hơn ba mươi năm về trước, trong chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á. Dù dưới chế độ nào thì số phận của một nước nhược tiểu, lại nằm ở vị trí trọng yếu thì muôn đời chỉ là một con cờ trên ván cờ quốc tế, giữa tranh chấp của hai khối quyền lực ! Dù gì đi nữa hiện tại VN vẫn không có chọn lựa nào khác hơn.

Trước mắt, về đối ngoại, Việt Nam đang bị ‘bóp nghẹt’ bởi người bạn vĩ đại phương Bắc nhưng không thành thật. Bề ngoài là bạn với hình thức vẽ vời : ‘4 tốt’ ; ‘16 chữ vàng’, hợp tác cùng phát triển, nhưng bên trong toàn là yêu sách, đòi hỏi có hại cho phía VN, với dã tâm dần dần thôn tính VN.
Trong nội địa - điển hình là vụ khai thác Bauxit tây nguyên. Chẳng những có hại cho an sinh dân tộc mà còn đe dọa cho nền anh ninh của tổ quốc ! Ngoài biển thì xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bất chấp công pháp quốc tế.

Dưới áp lực càng lúc càng tăng cả về chính trị lẫn quân sự của phía Bắc Kinh. Sự nhượng bộ của những lãnh đạo Việt Nam cũng càng lúc càng vượt mức, đã chạm phải sự phản đối từ tất cả mọi tầng lớp dân chúng. Được thúc đẩy bởi lòng yêu nước và ý thức bảo vệ gia đình, quê hương tổ quốc. Vì « mất nước là mất tất cả !». Người dân Việt Nam, trong và ngoài nước đã đồng thời nổi lên phong trào phản kháng đảng lãnh đạo cộng sản VN, dưới nhiều hình thức ôn hòa. Vô hình chung đã làm sống dậy ý thức ‘dân chủ’ mà trong chế độ cộng sản toàn trị và độc đảng thì chỉ có trên hình thức chứ thực tế không hề được tôn trọng.
CSVN vẫn là chế độ đảng trị và độc tài thì cao trào đòi dân chủ, tự do và nhân quyền chính là đối tượng bị đàn áp và tiêu diệt. Đó chính là vấn nạn đang nhức nhối tại Việt Nam và đã vượt khỏi phạm vi VN, vì đã trở thành cao điểm thu hút sự quan tâm của thế giới ‘dân chủ, tự do’, trong đó có Hoa Kỳ - một ‘kẻ thù’ trong quá khứ của VN, và đang trở thành một đồng minh, rất có khả năng giúp cho VN về nhiều mặt mà VN đang thật sự cần, trong tinh thần tôn trọng hổ tương. Điều mà Trung cộng chỉ có với VN trên hình thức.
Nếu trong mắt của các lãnh đạo cấp cao tại bộ chính trị còn thành kiến bảo thủ, chỉ biết có quyền lợi ích kỷ của bản thân hay đảng phái. Chủ trương tiếp tục cai trị và đàn áp những nguyện vọng chính đáng của người dân như những gì đang xảy ra tại VN. Mặc cho nước mất, nhà tan, và trở thành tội nhân thiên cổ trước lịch sử dân tộc Việt ! Thì ngược lại, chắc chắn có những lãnh đạo trẻ, trí thức và có đầu óc thực tiển, cấp tiến hơn, đang suy gẩm khi nhìn về tình hình trong và ngoài nước, mà sự cải thiện và thực thi dân chủ, tự do và nhân quyền là một điều cấp thiết của thời thế đã đến lúc cần thực hiện. Chính là để đưa Việt Nam lên ngang tầm tiến bộ và văn minh của nhân loại, đã bị trì trệ mất gần 40 năm qua. Chính là để tạo một uy tín và uy thế mới của Việt Nam trước các đồng minh dân chủ, nhân bản và tiến bộ trên toàn thế giới, để cùng hợp tác và tiến bộ thật sự trong một địa bàn chiến lược toàn cầu mới tại châu Á Thái bình dương. Đây là thời cơ có thể giúp Việt Nam thoát khỏi tầm áp chế của Trung Quốc đang hung hăng với ý đồ thôn tín Việt Nam trước tiên, kế đó là dần dần thống trị toàn vùng Đông Nam Á.
Điều trên cũng là động cơ khiến cho các nước khác trong vùng Tây Thái bình dương, dù nằm ngoài tranh chấp tại biển Đông với Trung Quốc nhưng vẫn chạy đua vũ trang để phòng vệ.
Hy vọng rằng Việt Nam trong chuyển biến mới này của thế giới. Sau chuyến công du có nhiều triển vọng của chủ tịch nước CSVN. Những người lãnh đạo tại VN, đang đắn đo giữa quyền lợi cá nhân và đảng phái với quyền lợi cao cả của tổ quốc và đồng bào - sẽ sáng suốt tìm ra được phương hướng hòa hợp và cần thiết, nhất là thật tâm trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Có thể đưa một Việt Nam đã chịu lắm đau thương và tàn phá tiến đến thanh bình, thịnh vượng, tự do và no ấm thực sự. Chớ không phải là một nước VN độc tài, bạo lực và lừa dối suốt bao năm qua !

28/7/13
Lạc Việt

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ