Friday, August 30, 2013

Phương Tây trên bờ quyết định can thiệp quân sự vào Syria


Phản ứng của các nước phương Tây về quyết định can thiệp quân sự vào Syria

Thứ sáu ngày 30 tháng 8 năm 2013
 

Quyết định về can thiệp quân sự của Anh vào Syria bị Đảng Lao Động phản đối

Phe đối lập đảng Lao động Anh trưa Thứ năm đã quyết định bỏ phiếu tại Quốc hội chống lại một dự thảo của chính phủ về can thiệp quân sự ở Syria.  
"Chúng tôi nghi ngờ bản chất không rõ ràng về dự định của chính phủ" đã khôngnhững "bằng chứng cụ thể" để cho rằng chính phủ của Bashar al-Assad chủ mưu  cuộc tấn công hóa học bị cáo buộc hôm 21 tháng 8, trước dự tính can thiệp quân sự ; các nguồn tin Đảng Lao động cho biết.

Đảng Lao động gồm 257 thành viên tại Hạ viện trong tổng số 650, đã khiến chính phủ phải thay đổi quyết định của mình ở phút cuối cùng vào đêm thứ tư.

Thái độ của chính phủ Anh quốc trong buổi tối tại Hạ viện lên án "việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria ngày  21/8/2013 của chế độ Assad" "là một phản ứng nhân đạo mạnh mẽ phát xuất từ yêu cầu của cộng đồng quốc tế - nếu cần thiết có thể can thiệp bằng hành động quân sự một cách hợp pháp để bảo vệ sinh mạng, bằng cách ngăn chặn việc sử dụng của vũ khí hóa học trong tương lai ở Syria. ".  
Tuy nhiên để được quốc hội cho phép về việc này, cần có một cuộc bỏ phiếu thứ hai, một khi kết quả vụ việc được xác nhận bởi Liên Hiệp Quốc. 
Cũng hôm thứ Năm, chính phủ công bố những phát hiện của tình báo Anh cho thấy "nhiều khả năng là chế độ ông Bashar al-Assad chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vũ khí hóa học của ngày 21 tháng 8." 

Pháp vẫn bảo đảm tham dự quân sự 
Sau khi Quốc hội Anh không chấp thuận cho một sự can thiệp quân sự ở Syria, Hoa Kỳ hầu như bị cô đơn nhưng vẫn giữ lập trường, thuyết phục đồng minh về sự cần thiết phải hành động chống lại chế độ Tổng Thống Bashar al-Assad. 
Trong khi đó Điện Elysée, Pháp tuyên bố vẫn bảo đảm lập trường của mình "quyết tâm hành động ở Syria". 

Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle ủng hộ lập trường của chính phủ Anh 
Ngoại trưởng Đức hôm thứ Tư kêu gọi các quốc gia, đặc biệt là Nga, hảy hỗ trợ một dự thảo của Anh tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc tấn công của Tổng thống Syria Bashar al-Assad để được quyền thực hiện "biện pháp cần thiết" để bảo vệ thường dân.
"Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến ​​của Anh về đề nghị để Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét lại việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an, đặc biệt là Nga, hảy chứng tỏ thiện chí và đóng góp vào lập trường chung của cộng đồng toàn cầu nhằm chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt ở Syria ", Ngoại trưởng Guido Westerwelle nói.
 


Thái độ của Nga và Iran Trong xung đột tại Syria 
Tổng thống Nga Vladimir Putin Tổng thống Iran Hassan Rouhani đồng ý rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận và họ chia sẻ về quan điểm can thiệp quân sự vào chiến tranh Syria". Cả hai bên xem xét về việc sử dụng vũ khí hóa học cho dù của bất cứ ai, đều không thể chấp nhận," văn phòng báo chí của ông Putin cho biết qua một thông báo.  
Xét về những sự kêu gọi can thiệp quân sự từ bên ngoài vào xung đột Syria, họ cũng nhấn mạnh cần thiết phải tìm kiếm một giải pháp thông qua ưu tiên chính trị ngoại giao.


hhx475 (Tổng hợp:Reuters/L’Express/AFP)

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ