Wednesday, January 4, 2017

Nam Mỹ - Động đất

Động đất và núi lửa phun trào ở Nam Mỹ dẫn đến lo sợ ‘BIG ONE’ 
  
Một thông cáo báo chí  Ngày 4.1.2017 liên quan đến việc nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học : "Peru, Java hoặc Mexico, chưa từng động đất lớn trong vòng 200-300 năm qua, dường như có tất cả các đặc tính cần thiết cho một siêu động đất trong tương lai."

Với hai ngọn núi lửa đang hoạt động và một vài trận động đất tương đối nhẹ ở Peru đang khởi động cho năm 2017, Peru có khả năng lo sợ điều tồi tệ nhất.

Một loạt các trận động đất ở Peru cùng với sự phun trào núi lửa ở Nam Mỹ đã dẫn đến nỗi lo ngại một thảm họa địa chất có thể đang xảy đến.

Khởi đầu một năm bấp bênh cho Peru, quốc gia phải chịu một trận động đất mạnh 5,2 độ richter tại Tacna, phía  nam của đất nước, vào sáng thứ Ba, tiếp theo sau bởi một chấn động 5,8 độ Richter ở khu vực Loreto ở phía Bắc.
Mặc dù không có thương vong sau động đất, liên tiếp từ hai ngọn núi lửa, chỉ cách 60 dặm bùng phát vào cuối năm 2016.

Núi lửa Sabancaya bắt đầu phun tro và nhả cột khói cao 3.500 mét vào không khí, trong khi núi lửa Ubinas lân cận đã thỉnh thoảng phun trào kể từ tháng Tư năm 2014.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước Nam Mỹ khi hai ngọn núi lửa phun trào cùng một lúc.

Điều làm cho tình hình càng đáng lo ngại hơn là Peru nằm trên "Vành đai lửa" - một loạt các đường nứt gãy mỏng manh trải dài từ New Zealand, vòng xung quanh bờ biển phía đông của châu Á, tới Canada và Hoa Kỳ và tất cả hướng xuống phía Nam của Nam Mỹ.

Riêng hôm nay, một trận động đất mạnh 7,0 độ richter đã tấn công Fiji - ở phía đối diện của ‘Ring of Fire’ - trong khi trong những tháng gần đây tại Nhật Bản và New Zealand, trên đường nứt gãy tương tự, đã trải qua nhiều trận động đất.

Trong khi các chuyên gia không thể dự đoán vị trí các trận động đất lớn tiếp theo sẽ xảy ra nơi đâu, một nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học bang Oregon và phòng thí nghiệm Géoazur của Pháp, được công bố vào cuối năm ngoái, cho rằng một số các nước Trung và Nam Mỹ có thể chịu thảm họa tiếp theo
Hhx475 (Express/Science)


No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ