"Be not afraid: Justice Thomas on courage and civic
principles"
“ Đừng sợ hãi “
Thẩm Phán Thomas bàn về lòng can đảm và những
nguyên tắc đạo đức công dân.
by
Justice
Clarence Thomas
The Washington Times
16 February 2001
Thời báo Washington
Số ra ngày 16 tháng 2 năm 2001
Editor's note: The following is excerpted from the speech
given by Supreme Court Justice Clarence Thomas on Tuesday, 6 February 2001 at
the American Enterprise Institute annual dinner at which he received the
Francis Boyer Award.
Lời Tòa soạn: Bài văn sau đây được trích từ diễn văn của Clarence Thomas, Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao, đọc ngày thứ Ba mùng 6 tháng 2 năm 2001 trong bữa dạ tiệc hàng năm tại Học viện American Enterprice , nơi ông nhận lãnh giải thưởng Francis Boyer.
Alexander Hamilton wrote in Federalist 78, "It would require an uncommon portion of fortitude in the judges to do their duty as faithful guardians of the Constitution where legislative invasion of it have been instigated by the major voice of the community." This point is rarely stressed. The trait that Hamilton singles out, fortitude, is fundamental to my philosophy of life both as a judge and, more fundamentally, as a citizen of this great nation...
Alexander Hamilton đã viết trong tờ Federalist 78 “ Các quan tòa bị đòi hỏi một sức chịu đựng dành cho một số phận khác thường khi thi hành công việc, cái công việc của những kẻ đáng tin cậy đang bảo vệ Hiến Pháp , ở nơi mà sự lấn quyền phía lập pháp bị thúc đẩy bởi ý muốn áp đảo của cộng đồng.” Điểm này hiếm khi được nhấn mạnh. Đặc điểm mà Hamilton chọn ra, sự chịu đựng những khó khăn, là căn bản cho triết lý sống của tôi cả trong cương vị một người quan tòa cũng như trong cương vị một người công dân tại đất nước tuyệt vời này.
Lời Tòa soạn: Bài văn sau đây được trích từ diễn văn của Clarence Thomas, Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao, đọc ngày thứ Ba mùng 6 tháng 2 năm 2001 trong bữa dạ tiệc hàng năm tại Học viện American Enterprice , nơi ông nhận lãnh giải thưởng Francis Boyer.
Alexander Hamilton wrote in Federalist 78, "It would require an uncommon portion of fortitude in the judges to do their duty as faithful guardians of the Constitution where legislative invasion of it have been instigated by the major voice of the community." This point is rarely stressed. The trait that Hamilton singles out, fortitude, is fundamental to my philosophy of life both as a judge and, more fundamentally, as a citizen of this great nation...
Alexander Hamilton đã viết trong tờ Federalist 78 “ Các quan tòa bị đòi hỏi một sức chịu đựng dành cho một số phận khác thường khi thi hành công việc, cái công việc của những kẻ đáng tin cậy đang bảo vệ Hiến Pháp , ở nơi mà sự lấn quyền phía lập pháp bị thúc đẩy bởi ý muốn áp đảo của cộng đồng.” Điểm này hiếm khi được nhấn mạnh. Đặc điểm mà Hamilton chọn ra, sự chịu đựng những khó khăn, là căn bản cho triết lý sống của tôi cả trong cương vị một người quan tòa cũng như trong cương vị một người công dân tại đất nước tuyệt vời này.
On July 1, 1991, when I arrived at President
Bush's home in Kennebunkport, he invited me to join him in the sitting area of
his bedroom. During that brief meeting, he asked me only two questions. First,
could my family and I endure the confirmation process? Not knowing what was in
store for us, I answered yes. The second question was simply whether I could
call it as I saw it when I became a member of the court, whether I could rule
on the law and not my personal opinions. To that, I also answered yes.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, khi tôi đến
nhà Tổng Thống Bush ở Kennebunkport, ông mời tôi vào gặp trong phòng riêng.
Trong suốt lần gặp ngắn ngủi đó, ông chỉ hỏi tôi hai điều. Thứ nhất, liệu tôi
và gia đình có chịu đựng nổi quá trình xác minh lý lịch ? Tôi đã trả lời :
được, tuy chưa biết điều gì đang chờ
đón. Câu hỏi thứ hai chỉ đơn giản rằng khi tôi trở thành một thành viên của toà
án, không biết tôi có thể thấy sao thì nói vậy, cũng như không biết tôi có thể
phán quyết theo luật pháp chứ không phải theo quan điểm cá nhân ? Về câu hỏi
này, tôi cũng trả lời : được.
In a perfect world, the second question would
be the only one members of the court should ever have to answer either to a
president or to the legislators who confirm their appointments. Judges could
then focus their energies on the substance of their decisions which is more
than enough to occupy anyone's spirit or intellect. I wish it were that simple.
Trong một thế giới hoàn hảo, câu hỏi thứ
hai này sẽ là câu hỏi duy nhất mà các thành viên tòa án phải trả lời cho tổng
thống hoặc cho các nhà lập pháp, là những người quyết định sự bổ nhiệm. Các
quan tòa phải tập trung năng lực vào những quyết định dựa trên thực chất hơn là
quan tâm vào tâm tư hay trí tuệ của bất
cứ ai. Tôi mong rằng nó chỉ đơn giản như vậy.
In my humble opinion, those who come to
engage in debates of consequence and who challenge accepted wisdom should
expect to be treated badly. Nevertheless, they must stand, undaunted. That is
required, and that should be expected, for it is bravery that is required to
secure freedom...
Theo thiển ý của tôi, những người đến để tham
dự vào những cuộc tranh luận về phán quyết và những người dám chống đối lại
những kinh nghiệm đã được thừa nhận nên chờ đợi việc mình sẽ bị đối đãi không
ra gì. Tuy nhiên, họ phải đứng vững, phải kiên cường. Vì đây là sự dũng cảm cần
thiết để đạt được nền tự do bảo đảm nên họ được yêu cầu phải chuẩn bị trước.
It goes without saying that we must
participate in the affairs of our country if we think they are important and
have an impact on our lives. But how are we to do that? In what manner should we participate? Today there is much talk about moderation. It
reminds me of a former colleague of mine at EEOC who often joked that he was a
"gun-totin' moderate," a curiously oxymoronic perspective. Just think
of that -- dying over half a loaf...
Không cần được nhắc, chúng ta cũng biết
phải tham gia vào quốc sự nếu thấy rằng
những công việc ấy quan trọng và có ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Nhưng ta
sẽ tham gia bằng cung cách nào? Ngày nay
ta nghe nói nhiều đến sự ôn hòa. Điều này nhắc tôi nhớ về một đồng nghiệp cũ
tại EEOC , người thường nói đùa rằng anh ta là một người “hiếu chiến nửa nạc
nửa mỡ ”, thật là một cách biểu thị mâu thuẫn lạ lùng. Hãy nghĩ về điều ấy
xem—cứ như là liều chết vì những chuyện tầm phào…
This tendency, in large part, results from an
over-emphasis on civility. None of us should be uncivil in our manners as we
debate issues of consequence. No matter how difficult it is, good manners
should be routine. However, in the effort to be civil in conduct, many who know
better actually dilute firmly held views to avoid appearing judgmental. They
curb their tongues, not only in form but also in substance.
Trên bình diện rộng, khuynh hướng này kết
quả từ sự lịch sự thái quá. Không ai trong chúng ta có thể tỏ ra bất lịch sự khi tranh luận về những vấn đề
quan trọng. Bất kể khó khăn đến đâu, thái độ hòa hoãn luôn cần thiết. Dù sao đi
nữa, trong sự cố gắng cư xử cho lịch sự
, nhiều người nghĩ rằng tốt hơn hết là
làm dịu bớt những quan điểm cứng rắn để tránh đưa ra quan điểm riêng . Họ kiềm chế lời nói,
không phải chỉ ở bề ngoài mà còn cả ở thực chất.
The insistence on our civility in the form
of our debates has the perverse effect of cannibalizing our principles, the
very essence of a civil society. That is why civility cannot be the governing
principle of citizenship or leadership. As [Gertrude] Himmelfarb observed in
her book, "One Nation, Two Cultures," "To reduce citizenship to
the modern idea of civility, the good-neighbor idea, is to belittle not only
the political role of the citizen but also the virtues expected of the citizen,
the civic virtues as they were known in antiquity and in early republican
thought."
Sự
đòi hỏi thái độ lịch sự khi ta
tranh luận có một tác dụng sai lầm làm
tan tác những nguyên tắc của chúng ta, những nguyên tắc căn bản của một xã hội
văn minh. Điều này cho thấy tại sao lịch sự không thể là một yếu tố điều khiển quyền công dân hay sự lãnh đạo. Như (Gertrude) Himmelfarb đã nhận định trong cuốn sách của bà, cuốn One
Nation, Two Culture : “Giảm bớt quyền công dân
cho ý tưởng hiện đại về lịch sự, tức là để đạt những mối giao hảo êm
đẹp, là xem nhẹ không những vai trò chính trị của quyền công dân mà còn là coi thường những đức tính đòi hỏi của quyền
này,là những đức tính công dân đã được
biết đến trong thời cổ đại và trong những
ý tưởng cộng hoà sơ khai.
These are the virtues that Aristotle thought
were necessary to govern one's self like a free man, that Montesquieu referred
to as "the spring which sets the republican government in motion,"
and that the Founding Fathers thought provided the dynamic combination of
conviction and self-discipline necessary for self-government.
Đây là những đức tính mà Aristotle cho rằng
cần thiết để tự điều khiển mình như một kẻ tự do, những đức tính mà Montesquieu
đã giới thiệu như “ Cái lò xo thúc đẩy sự hoạt động của chính quyền cộng hòa ”
và là những điều mà tư tưởng của các vị
tổng thống khai sáng nước Mỹ đã cung cấp
: một khối kết hợp sinh động của niềm xác tín và tự kỷ kuật cần thiết cho vấn đề tự điều khiển.
[Gertrude] Himmelfarb refers to two kinds of
virtues. The first are the caring virtues. They include respect, trustworthiness,
compassion, fairness, decency. These are the virtues that make daily life
pleasant with our families and with those we come in contact. The second are
the vigorous virtues. These heroic virtues transcend family and community and
may ever, on occasion, violate the conventions of civility. These are the
virtues that characterize great leaders, although not necessarily good friends:
courage, ambition, creativity.
(Gertrude) Himmelfarb giới thiệu hai
loại đức tính. Loại thứ nhất là những
đức tính quan tâm, che chở. Chúng gồm có sự tôn trọng, sự đáng tin cậy, lòng
đam mê, tính công bằng, sự khuôn phép. Đây là những đức tính khiến đời sống
hàng ngày được êm đẹp bên gia đình và bên những người mà ta có liên hệ. Loại
thứ hai là những đức tính mạnh mẽ, áp đảo. Những đức tính hùng mạnh này nổi trội lên trong gia đình và trong cộng
đồng và không chừng, khi có dịp, sẽ xâm phạm đến các tập quán của phép lịch sự.
Đây là những đức tính định hình những vị lãnh đạo tài ba, tuy rằng họ không
nhất thiết là những người bạn tốt : tính dũng cảm, lòng tham vọng và óc sáng
tạo.
She notes that the vigorous virtues have been
supplanted by the caring ones, though they are not mutually exclusive or
necessarily incompatible. Active citizens and leaders must be governed by the
vigorous rather than the caring virtues. We must not allow our desire to be
decent and well-mannered people to overwhelm the substance of our principles or
our determination to fight for their success. Ultimately, we should seek both
caring and vigorous virtues. But above all, we must not allow the former to
dominate the latter.
Tác giả ghi chú rằng đức tính mạnh mẽ đã từng bị đức tính kia thay thế, dẫu rằng
chúng không chỉ độc quyền hỗ trợ nhau hoặc là rõ ràng xung khắc nhau. Những nhà
lãnh đạo và những người dân năng động phải được hướng dẫn hành động bởi đức
tính mạnh mẽ hơn là bởi đức tính quan tâm. Ta không chấp nhận để cho ước vọng của ta trở thành ba phải , và để cho
những người có thái độ mềm dẻo sẽ làm mờ đi cái bản chất thực của các nguyên
tắc , hoặc để cho sự quyết tâm của chúng
ta chỉ làm lợi cho thành công của họ.
Rốt cuộc, thì ta vẫn nên dùng cả hai đức tính quan tâm và mạnh mẽ. Nhưng trên hết, không được để đức
tính thứ nhất thống trị đức tính thứ
hai.
Again, by yielding to a false form of
civility, we sometimes allow our critics to intimidate us. As I have said,
active citizens are often subjected to truly vile attacks. They are branded as
mean-spirited, racist, Uncle Tom, homophobic, sexist, etcetera. To this we
often respond, if not succumb, so as not to be constantly fighting by trying to
be to non-judgmental. That is,we censor ourselves. This is not civility. It is cowardice,
or well-intentioned self-deception at best.
Nhắc lại lần nữa, khi chấp nhận cái hình
thức giả tạo của lịch sự, thỉnh thoảng chúng ta đã để những người chỉ trích hăm
dọa mình. Như tôi đã nói, những mối công kích đê hèn thường nhắm vào người năng động. Họ bị gán cho những phẩm chất như
độc ác, phân biệt chủng tộc, kỳ thị màu da, chống đối đồng tính luyến ái, hạ
phẩm giá phụ nữ, vân vân…Vì thế chúng ta thường phản ứng, nếu không là chịu
thua, thì cũng là không dám liên tục chống đối, để tỏ ra mình là người vô tư.
Vậy là ta đã tự kiềm hãm mình. Điều này không phải là văn minh. Nó là sự hèn
nhát hoặc cố ý dối lòng.
Immanuel Kant pointed out that, to escape
shame and self-contempt, we must learn to lie to ourselves. These lies create a
formidable obstacle to action on behalf of truth. And one of the greatest human
accomplishments is to find a way to shatter those lies. We've learned how easy
it is to deceive ourselves, even when the truth is luminously clear.
Immanuel Kant đã cho thấy, để thoát khỏi cảm
giác xấu hổ hoặc tự khinh , ta phải học cách
lừa dối chính ta. Sự lừa dối này hình thành một chướng ngại đáng sợ cho
việc tranh đấu nhân danh sự thật. Và một trong những sứ mạng hoàn thành tuyệt diệu nhất của con người
là đập tan những điều dối trá đó. Ta đã từng biết dù cho sự thật rành
rành, việc tự dối lòng vẫn dễ dàng làm sao.
Listen to the truths that lie within
your hearts, and be not afraid to follow them wherever they may lead. Those
three little words hold the power to transform individuals and change the
world. They supply the quiet resolve and unvoiced courage necessary to endure
the inevitable intimidation.
Hãy lắng nghe sự thật đang nằm trong
trái tim bạn và đừng e sợ đi bất cứ đâu chúng hướng dẫn ta . Ba chữ nhỏ bé
này nắm giữ một sức mạnh có thể biến đổi
cá nhân và làm thay đổi thế giới . Chúng cho ta sự quyết định lặng lẽ và lòng
can đảm không lời cần thiết để chịu đựng được những mối đe dọa không thể tránh.
Ngày nay ta không hô hào liều mạng chống lại
những bạo chúa vô nhân. Nước Mỹ không phải là một quốc gia man rợ. Dân chúng
không bị đàn áp và cuộc sống của ta không phải đối mặt với những sự đe dọa quốc
tế, như đã từng có với Liên bang Sô Viết. Mặc dù cuộc chiến chúng ta đang tham dự
đây là một cuộc chiến văn hóa, không phải đời thường, nó cũng thử thách xem
liệu cái quốc gia được xem là tự do này có thể tồn tại lâu dài không.
Today we are not called upon to risk our lives
against some monstrous tyranny. America is not a barbarous country. Our people
are not oppressed and we face no pressing international threat to our way of
life, such as the Soviet Union once posed. Though the war in which we are
engaged is cultural, not civil, it tests whether this nation, conceived in liberty,
can long endure.
President Lincoln's words do endure.
"It is for us, the living, to be here, dedicated to the great task
remaining before us, that from these honored dead we take increased devotion to
the cause for which they gave the last full measure of devotion, that we here
highly resolve that these dead
shall
not have died in vain, that this nation, under God, shall have a new birth of
freedom and that government of the people, by the people, for the people, shall
not perish from the earth."
Những lời nói của Tổng thống Lincoln vẫn
còn đây : “Chính chúng ta, những người
còn sống,đã cống hiến vào cái nhiệm vụ cao cả kế thừa từ trước, từ những cái
chết danh dự của những người đã tận tụy hết lòng phụng sự , chúng ta sẽ tiếp tục phát triển sự tận tụy ấy ; cái nhiệm
vụ mà chúng ta nơi đây kiên quyết tiếp tục để cho những cái chết ấy không bị
lãng phí , để cho quốc gia này, dưới sự che chở của Thiên chúa, sẽ đạt được một
nền tự do mới và để cái chính phủ của
dân, do dân và vì dân này sẽ không bị hủy diệt trên toàn cầu.”
The founders warned us that freedom requires
constant vigilance and repeated action. It is said that, when asked what sort
of government the Founders had created, Benjamin Franklin replied that they had
given us "a republic, if you can keep it." Today, as in the past, we
will need a brave civic virtue, not a timid civility, to keep our republic. So
this evening, I leave you with the simple exhortation Be not afraid.
Những vị khai sáng đã cảnh báo chúng ta
rằng sự tự do đòi hỏi mối cảnh giác thường xuyên và sự hành động lập đi lập
lại. Chuyện được kể rằng, khi đựơc hỏi
những nhà khai sáng đã thành lập nên loại chính quyền nào, Benjamin Franklin
trả lời :” Các ông ấy đã cho chúng ta một nước cộng hòa với điều kiện nếu chúng
ta có thể giữ được nó.” Ngày nay, như từng
trong quá khứ, chúng ta sẽ cần một loại
đức tính công dân dũng cảm, không phải là loại lịch sự nhút nhát, để giữ gìn
được đất nước cộng hòa của chúng ta. Vậy buổi chiều hôm nay tôi xin trao lại
các bạn một câu khích lệ đơn giản : Đừng sợ hãi !
God bless you.
Xin Chúa phù hộ các bạn
Xin Chúa phù hộ các bạn
(Translated by Kiều
Giang)
ACE thân mến, vì còn bận ít việc riêng nên Kiều Giang chưa thể trực tiếp vào sinh hoạt cùng chúng ta, nhưng KG sẽ tiếp tục gởi bài tham gia và KG hứa sẽ vào một ngày rất gần.
ReplyDeleteWelcome Kiều Giang, mong chờ thêm nhiều sáng tác của Giang nhé.