Tuesday, February 18, 2014

Tin tức

Thái Lan - Chiến dịch giải tỏa những cơ quan bị chiếm đóng - máu đổ 


Trong chiến dịch nhằm giải tỏa những cơ quan quan trọng của chính phủ bị người biểu tình bao vây, đóng chốt từ ba tháng qua trong đó gồm có bộ nội vụ, bộ thương mại, bộ năng lượng, văn phòng làm việc của Thủ tướng và nội các... Ngày 17/2, Bộ chỉ huy an ninh đặc biệt của Chính phủ Thái Lan đã thông báo ngày 18/2 sẽ chính thức bắt đầu tiến hành việc "thu hồi" 5 địa điểm đang bị người biểu tình chiếm đóng bất hợp pháp, vi phạm luật tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Bangkok.
Để đối kháng lại tuyên bố của chính phủ, sáng ngày 18/2, thủ lĩnh lực lượng biểu tình Suthep Thaugsuban đã lên tiếng khẳng định sẽ không rút lui, đồng thời kêu gọi những người chống đối tiếp tục bám chốt tại các địa điểm đã chiếm đóng nhiều ngày qua mục đích cản trở Thủ tướng Yingluck cùng nội các trở lại làm việc tại các cơ quan này.

    Một cảnh sát bị thương được đem đi cấp cứu
Những người biểu tình đã phản đối yêu cầu rời khỏi các khu vực gần văn phòng của thủ tướng Yingluck trong vòng một giờ mà cảnh sát đưa ra. Trong ngày hôm qua 17/2, người biểu tình cũng đổ nhiều xô bê tông lên một bức tường bằng bao cát phía trước cổng chính vào khu tòa nhà chính phủ, chứng tỏ họ quyết đóng chốt tại đây.
“Chính phủ không thể tiếp tục làm việc tại đây”, một người phát ngôn của phong trào biểu tình chống chính phủ có tên Akanat Promphan nói. “Các vụ bắt giữ không ảnh hưởng tới chúng tôi. Chính phủ đã mắc kẹt. Họ không còn đường tiến. Chúng tôi cũng sẽ không rời khỏi Tòa nhà Chính phủ và Bộ Nội vụ”.
Khoảng 100 người biểu tình đối lập đã bị bắt tại một địa điểm khác gần khu nhà của Bộ năng lượng, với cáo buộc vi phạm luật tình trạng khẩn cấp, người đứng đầu Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanatabut khẳng định
Theo nguồn tin từ Trung tâm cấp cứu Erawan của Bangkok cho hay, khi phía cảnh sát khai triển giải tỏa khu vực gần Tượng đài Dân chủ ở trung tâm Bangkok thì bạo lực đã xảy ra, làm một sĩ quan cảnh sát và 2 người biểu tình thiệt mạng.
Theo các hảng tin nước ngoài một số cảnh sát bị thương khi người biểu tình tấn công họ bằng lựu đạn, đồng thời đẻ tự vệ cảnh sát đã nổ súng vào những người biểu tình. Cho đến nay sau các cuộc đụng độ đã có 3 người tử vong và hơn 50 người bị thương.
Qua hình ảnh được phóng viên ghi lại cho thấy, lựu đạn hơi cay đã được sử dụng trong cuộc xung đột này, tuy nhiên hiện tại chưa rõ ai đã bắn hơi cay vào đám đông.
Lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan, Paradorn Pattanathabutr nói : “Tôi có thể đảm bảo rằng lực lượng cảnh sát không sử dụng hơi cay vì họ không được trang bị hơi cay trong lúc thi hành nhiệm vụ ngày hôm nay. Chính những người biểu tình đã dùng hơi cay tấn công lực lượng cảnh sát”.
Chiến dịch biểu tình đã bùng nổ từ tháng 11/2013 cho đến nay, những thủ lĩnh cầm đầu chủ trương không đàm phán, không nhân nhượng với lý do muốn chính quyền của bà Yingluck phải giải tán vô điều kiện để nhường cho hội đồng nhân dân của họ đề ra, vì họ cho rằng có sự chỉ đạo của cựu thủ tướng Thaksin, anh trai của bà Yingluck, bị lật đổ năm 2006, vì chủ thuyết dân túy của ông này đã mất lòng giới quý tộc và trung lưu tại Thái Lan.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra luôn tỏ ra nhượng bộ nhưng quyết định không từ chức vì bà cho rằng đòi hỏi của phía biểu tình đối lập là phi dân chủ và vi hiến.
Chính trường Thái Lan vẫn trong tình trạng bất ổn và bế tắt. Phía chính phủ, Thủ tướng Yingluck sau khi giải tán hạ nghị viện vì bị áp lực của phe đối lập, đã cố gắng tổ chức tổng tuyển cử sớm vào ngày 2/2 vừa qua. Tuy nhiên cuộc bấu cử bị phe biểu tình cản trở nên nhiều tỉnh và nhiều khu vực tại thủ đô, một số ứng cử viên không thể ghi danh cũng như cử tri không thể đi bầu, do đó cuộc bầu cử kể như chưa hoàn tất, và đang chờ Thủ tướng và Ủy ban bầu cử ấn định lại một cuộc bầu cử bổ xung trước khi công bố kết quả.
Lãnh đạo phe đối lập đã nộp đơn lên tòa án hiến pháp đòi hủy bỏ cuộc bầu cử. Tuy nhiên đơn này đã bị bác bỏ. Tòa án cũng thông qua nghị quyết bắt giữ 19 thủ lĩnh biểu tình vì vi phạm luật an ninh khẩn cấp của Thái Lan. Một thủ lĩnh chủ chốt đã bị lực lượng đặt biệt bắt.
Mặt khác Chính phủ của Thủ tướng Yingluck chỉ đang tạm quyền điều hành quốc gia. Điều này khiến cho tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Thái đang trong tình trạng bất ổn càng thêm rối loạn vì chính phủ tạm quyền bị hạn chế quyền hành nhiều mặt. Điển hình là chính sách trợ giá gạo cho nông dân, chính phủ đã không thể thanh toán tiền cho các nhà nông nghiệp vì không đủ thẩm quyền vay nợ các ngân hàng, vì vậy nông dân các tỉnh đã kéo lên thủ đô, biều tình yêu cầu được giải quyết.
Ngoài ra cũng vì sự cạnh tranh quyền lực nội bộ mà đảng Pheu Thái của chính phủ tạm quyền bị Ủy ban chống tham nhũng gây rắc rối, đặt trong vòng điều tra. Khiến cho hợp đồng 1, 2 triệu tấn gạo ký với TQ phải hủy bỏ.
Hiện tại chính phủ đang cố gắng xoay sở để thanh toán nợ cho nông dân. Đồng thời vì để có ngân sách chi trả nợ công, chính phủ có thể giải tỏa kho gạo dự trữ 17 triệu tấn bán ra thị trường với giá thấp. Điều này nếu thật sự xảy ra thì thị trường gạo thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

hhx475 (tổng hợp)

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ