Saturday, October 29, 2016

TIN THẾ GIỚI - Thiên tai

Cuộc sống trên các “đường nứt gãy” bị đe dọa : Động đất, núi lửa 

Châu Âu có thể phải đối mặt với một trận động đất lớn hoặc một vụ phun trào núi lửa sau khi xảy ra một loạt các hoạt động địa chấn trên khắp lục địa.

Một chiến lược di tản đã được đưa ra cho núi lửa Vesuvius Italia vì lo ngại sẽ có một vụ phun trào trong tương lai -  trong khi có những chấn động nhỏ xung quanh núi lửa Katla, Iceland và Teide Tenerife đã làm trầm trọng thêm những lo ngại là cả hai núi lửa này sắp hoạt động trở lại.

Tại đất nước Địa trung hải, Hy lạp hôm 15 tháng 10, đã xảy ra một cuộc động đất với cường độ 5.2 richter.
Ý cũng đã chịu một trận động đất lớn hôm 24 tháng 8 với cường độ là 6.2 richter, xảy ra ở miền trung của đất nước, cướp mất cuộc sống của 257 người và nhiều người bị thương.

Động đất tại Prescara del Tronto - Italia
Và mới đây là hai vụ động đất xảy ra hôm tối 26.10 chỉ cách nhau vài giờ gần Perugia, với cường độ đo được là 5.5 và 6.2 độ richter, làm thiệt mạng tối thiểu gần 80 người và cơ sở vật chất, di tích, cầu đường nhà cửa cổ xưa bị hư hại trầm trọng.

Châu Âu, đặc biệt khu vực phía Nam, là vùng rất dễ bị động đất bởi hai mảng kiến tạo ẩn chìm dưới bề mặt của châu lục này là Eurasian, trong đó bao gồm châu Âu và phần lớn châu Á, và mảng kiến tạo châu Phi kéo dài xuống Nam cực - đang từ từ va chạm nhau.
"Các mảng kiến tạo chìm ẩn Á-Âu và mảng châu Phi giữa cả hai có một đường nứt rất lớn, nơi chúng gặp nhau ở đâu đó dưới Italy ...đây là những gì gây ra các trận động đất " Tiến sĩ Fatahi nói.
"Dưới những mảng kiến tạo khổng lồ đó là magma ...khi đường nứt mở ra, có cơ hội magma sẽ trào lên."

Tuy nhiên, không phải chỉ châu Âu hiện nay đang bị đe dọa bởi những trận động đất tàn phá. Đó đây, những đường nứt gãy chạy giữa những mảng kiến tạo ẩn chìm bên dưới các lục địa trên khắp thế giới dường như đều đang chuyển động - và điều làm các chuyên gia lo ngại hơn nữa là các hoạt động địa chấn có thể gây ra các vụ phun trào núi lửa.

Tiến sĩ Behzad Fatahi cũng nói với news.au: "không một ai an toàn" trên khắp thế giới.
"Có rất nhiều trận động đất có cường độ trên 6.0 richter đã xảy ra ở Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ,".
"Có một số đường nứt gãy không phát huy năng lượng một thời gian lâu, ít nhất 5-10 trong số đó sẽ bộc phát, nhưng chúng tôi không biết khi nào sẽ xảy ra. Câu hỏi ở đây không phải là “Nó có thể bị kích hoạt” mà là “khi nào”.

Phó Giáo sư về Khoa Địa chấn học tại tại Đại học về Địa cầu Melbourne, Mark Quigley, nói với news.au là miền trung Ý hiện đang trải qua "phần mở rộng của vỏ trái đất. Kết quả là, khu vực này trải qua những trận động đất như mặt đất bị xé rách”.
Hệ thống đường đứt gãy ngắn và cấu trúc phức tạp, do đó, các trận động đất không quá lớn so với tiêu chuẩn toàn cầu nhưng hầu như ở giữa 6.2 đến 7.0 độ richter.

"Bởi vì động đất ở độ nông và cấu trúc phức tạp, và có nhiều thị trấn và các thành phố có những tòa nhà dễ bị tổn thương, với sự rung lắc mạnh từ những trận động đất có khả năng gây ra thiệt hại lớn về vật chất và nhân mạng tại các khu vực đô thị."
Ngọc thanh Tư (tổng hợp News.au/Dai.Express)

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ