Wednesday, March 22, 2017

TIN PHÁP

Chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp 2017 đã chính thức khởi động
Cuộc tranh luận của các ứng cử viên chính tại Elysee hôm thứ hai vừa qua đã thu hút gần 10 triệu lượt người xem.
Ngày Thứ hai 20 tháng 3, năm ứng cử viên chính trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp đều nỗ lực trong cuộc tranh luận đầu tiên của chiến dịch tranh cử. Những bài học nào chúng ta có thể rút ra từ bài tập này? Ai sẽ là người cuối cùng làm chủ cuộc chơi?
5 ứng cử viên hàng đầu trong cuộc chay đua vào Điện Elysée
Khán giả Pháp khá hài lòng với màn trình diễn của họ. Tuy nhiên cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên trên truyền hình TF1 hôm 20 tháng 3 vừa qua được xem là đã không có sự bất ngờ lớn. Tuy không có nhiều kinh nghiệm, Emmanuel Macron cho thấy đã có thể chịu được các cuộc tấn công của đối thủ, ngay cả đôi khi ông ta phải hụt hơi để chống đỡ.

Marine Le Pen, đã khẳng định rõ ràng một số điểm cốt lõi trong chủ trương của mình : từ chối sự nhập cư, bảo vệ tính độc lập của Pháp, rút ra khỏi đồng euro. Jean-Luc Mélenchon, sắc sảo và đôi khi buồn cười, ông đã dùng sự thẳng thắn của mình để phát biểu những ý tưởng. François Fillon vẫn với lập luận rõ ràng và thuyết phục, đặc biệt là về vấn đề kinh tế và kinh doanh. Đối với Benoît Hamon, đôi khi không khẳng định, mặc dù ông muốn chứng tỏ sự riêng biệt và tranh đấu.
Vì vậy, cuối cùng không có gì ngạc nhiên. Mọi người giữ đúng vị thế và chủ trương, theo phong cách riêng của mình, với những điều kiện hiện tại thật khó xác định được người chiến thắng. Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát sơ bộ, Emmanuel Macron được coi là tương đối thuyết phục nhất.
Cuộc tranh luận đầu tiên này đã được theo dõi chặt chẽ, với gần 10 triệu người tại kênh truyền hình TF1. Chiến dịch tranh cử thật sự đã bắt đầu và có lẽ càng về sau thì sẽ càng sôi động hơn.
Song song với sự tranh luận đầu tiên của các ứng cử viên, một cuộc thăm dò gây kinh ngạc, bà Marine Le Pen có 4 điểm trên đối thủ là Emmanuel Macron.
Lãnh đạo Mặt trận Quốc gia (FN) được xem là sẽ dẫn đầu cuộc bỏ phiếu vòng một với 27% số phiếu, theo cuộc thăm dò của Opinionway hôm thứ hai.
Ông Macron, cựu bộ trưởng kinh tế, ứng viên trung lập, thiên tả và là lãnh đạo của phong trào chính trị với khẩu hiệu tranh cử nước Pháp ‘Khởi Động’ ! được 23 %.
Ứng cử viên bảo thủ, thuộc phái trung-hữu François Fillon ghi được 18% trong vòng bỏ phiếu đầu tiên của cuộc thăm dò, và do đó sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua tổng thống. Dù rằng trước khi có vụ ‘bê bối’ về công việc làm giả của vợ thì ông được xem như là ứng cử viên nhiều triển vọng.
Theo các cuộc thăm dò của hệ thống truyền thông Pháp dựa trên khoảng từ 1-3 ngàn cử tri trong độ tuổi từ 18 trở lên - cho đến nay thì bà Marine Le Pen, ứng cử viên nữ duy nhất và là lãnh đạo phong trào ‘Mặt trận Quốc gia sẽ vào vòng nhì ngày 7 tháng 5.
Tuy nhiên cũng theo sự thăm dò công luận thì ông Marcon, 39 tuổi, là một người mới gia nhập môi trường chính trị, sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua vòng hai với bà Marine Le Pen.
Một cuộc thăm dò khác của Ifop-Fiducial cho Paris Match, CNews và Sud Radio cũng được công bố vào hôm thứ Hai cho thấy xu hướng tương tự trong vòng đầu tiên, với bà Le Pen trên 26 %, ngay trước ông Macron ở 25 % và của ông Fillon Trên 18%.
Marine Le Pen được xem sẽ giữ vị trí thứ nhất hoặc thứ hai trong vòng bầu cử đầu tiên vào tháng tới. Nếu muốn giành chiến thắng trước đối thủ chính của mình vào tháng 5, thì bà phải có hơn 50% số phiếu cử tri.
Benoit Hamon: Các cuộc thăm dò cho thấy ông ta đang ở thứ tư khá xa, nhẹ nhàng trước Jean-Luc Melenchon.
Cuộc thăm dò ý kiến của Opinionway khảo sát trên 1.593 cử tri Pháp từ 18 tuổi trở lên từ 17-19 tháng 3.
Cuộc thăm dò của Ifop-Fidulcial dựa trên ý kiến 935 cử tri từ 18 tuổi trở lên từ ngày 18-20 tháng 3.
Trong khi cuộc thăm dò ý kiến của Elabe đã dựa trên 3.010 cử tri cũng 18 tuổi trở lên từ 17-19 tháng 3.
Chỉ còn một tháng nữa sẽ diễn ra cuộc phổ thông đầu phiếu để bầu ra vị tổng thống tương lai, lá phiếu của mỗi công dân Pháp sẽ là một sự ủy quyền cho người đại diện của họ là ông hay bà tổng thống sẽ đắc cử, để điều hành đất nước và cũng đại diện cho đa số dân Pháp trong mọi lãnh vực trên trường quốc tế.
Một vấn đề quan trọng hàng đầu đang đè nặng khối liên hiệp châu Âu hiện tại đó là tình trạng khủng hoảng người nhập cư từ các nước chiến tranh Trung Đông và châu Phi, mà hàng trăm ngàn người đang chờ trong các trại tị nạn sự biểu quyết theo tỉ lệ của hội đồng châu Âu để vào các nước thành viên - điều này kéo theo sự lo âu của đại đa số người dân châu Âu về vấn đề khủng bố cực đoan IS đang trà trộn trong làn sóng người ồ ạt đó để len vào gieo sự quấy rối và chết chóc như thời gian qua chúng ta đều thấy tại số đông các nước trong khối liên hiệp này. Tại Đức thủ tướng Merkel đã nhận gần một triệu người tị nạn với nhiều lý do, tạm thời không bàn ở đây, thời gian qua đã xảy ra biết bao là tệ trạng xã hội mà đáng trách nhất là tình trạng quấy rối và xâm hại tình dục từ trẻ em, đến những cụ bà đáng tuổi nội, ngoại! và thủ phạm là những người đàn ông nhập cư ! Ngoài ra tất cả các quốc gia thành viên đã nhận người tị nạn nhập cư cũng đều có chung tình trạng xã hội bi đát này! Điều đó là lý do cho phong trào Dân tộc phát triển ngày càng mạnh tại nhiều quốc gia thành viên của châu Âu, và Pháp cũng không ngoại lệ, vì xã hội Pháp hiện tại sau các cuộc thảm sát hàng trăm người bởi khủng bố, tình trạng báo động vẫn thường xuyên. Ngoài ra với tỉ lệ người thất nghiệp khoảng 7 triệu trên dân số 60 triệu thì quả là không nhỏ? Với khoảng gần 10 triệu người được liệt vào thành phần khó nghèo! Do đó với chủ trương của bà Marine đảng phong trào Quốc gia có những điểm then chốt là Ưu tiên cho người dân Pháp dĩ nhiên kể chung người có quốc tịch Pháp, để giải quyết nạn thất nghiệp. Trưng cầu dân ý để xem người dân muốn hay không ở trong cộng đồng chung châu Âu, nếu người dân nói ‘Non’ thì Pháp sẽ giống Brexist của Anh. Kiểm soát chặt chẻ biên giới và dĩ nhiên sẽ không theo chỉ đạo của hội đồng châu Âu buộc phải nhận người nhập cư theo tỉ lệ.
Nếu nước Pháp không nằm trong cơn xáo trộn và xuống dốc xã hội như hiện tại thì bà Marine Le Pen có lẽ sẽ nắm chắc phần thất bại trước các ứng cử viên khác như trong quá khứ - vì mọi người đều sợ chủ trương ‘bài ngoại’ của đảng này, và thêm một điểm quan trọng là đa số người ngoại quốc nhập tịch luôn ý thức và đi bầu nhiều hơn chính người Pháp gốc bản xứ. Có lẽ là tâm lý chung vì đa số các nước khác cũng vậy, người gốc bản xứ họ tự tin là cỡ nào thì cũng là nước Mẹ đẻ của họ và không ai dám làm gì. Còn người ngoại quốc nhập tịch biết thân hơn nên để ý đến việc đi bầu? Điểm quan trọng này mà truyền thông và khảo sát trên vài ngàn người thì lại dễ bị sai lệch - chính là tình trạng xảy ra tại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, và Ứng cử viên phong trào Dân tộc là ông Donald Trump, người có tỉ lệ khảo sát ở những ngày sát bầu cử chỉ khoảng 20%, và được xem là ‘không có cửa vào Nhà Trắng’- cuối cùng đã đánh bại Ứng cử viên sáng giá Hillary Clinton mà tất cả các cơ quan truyền thông và đa số những thành phần ưu tú mọi lãnh vực kể như chỉ chờ giờ phút ‘Chúc mừng’cho bà!
Do đó ở vòng nhì, thì theo truyền thống các đảng khác sẽ xóa bỏ cách ngăn và sẽ dồn phiếu cho Ứng cử viên nào đó không phải là bà Marine Le Pen - tức là theo như khảo sát cùng sự ủng hộ của đa số các nước châu Âu và các thành phần nồng cốt tại Pháp thì nếu ông Macron vào vòng nhì thì các đảng khác sẽ dồn phiếu cho ông ta và đương nhiên ông Macron sẽ đắc cử - và đó là kết luận dường như ‘ắt có và đủ’ của dư luận tại Pháp và tỉ lệ thăm dò từ khởi đầu cuộc tranh cử tổng thống năm 2017 tại Pháp. Và cũng là ước muốn của Hội đồng châu Âu!
Tuy nhiên như đã đề cập ở trên việc ‘Ngựa về ngược’ như trường hợp tại Mỹ vừa qua mà vị đương kim tổng thống là Donald Trump là người bị chống đối cho tới sau khi ông đã lên nhậm chức, và người ta vẫn còn mong là ông phạm lỗi đủ để bị phế truất (giống như tổng thống Hàn quốc vừa rồi)! Dù sao ông vẫn là tổng thống dân cử theo đúng quy định của nước Mỹ!
Vậy việc ông Macron kể như đã là tổng thống tương lai của nước Pháp thì cũng không có gì lạ vì lẽ thường tình là như vậy. Tuy nhiên nếu có lẽ ‘bất thường tình’ xảy ra mà khối liên hiệp châu Âu đang run sợ - đó là bà Marine Le Pen có thể đắc cử ?! Thì cũng không có gì quá kinh ngạc cho toàn thể mọi người vì cứ kể như trường hợp tổng thống Trump thứ hai. Và quan trọng là ‘những người dân Pháp thầm lặng’ mà không ai hỏi ý họ, đã dùng lá phiếu để biểu lộ ước muốn của mình? Và vị tổng thống Pháp tương lai vẫn là vị tổng thống dân cử hợp lệ và hợp pháp?!
Hhx475

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ