Saturday, March 22, 2014

Những tác hại của mì ăn liền
      
Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo mọi người nên hạn chế đến mức thấp nhất việc ăn mì ăn liền và chỉ ăn trong trường hợp bất đắc dĩ bởi những những lý do sau:
Bệnh tim mạch
Thường xuyên dùng mì ăn liền, có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bảo hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Hư thận, hại xương
Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận. Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi.

Ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bảo hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.
Dị ứng
Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là “bột ngọt” (còn được gọi là mì chính, là chất monosodium glutamate monohydrate = MSG), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp dị ứng với MSG do dùng nhiều mì ăn liền. Các triệu chứng bao gồm:
– Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
– Buồn nôn, khó thở, uể oải
– Đau đầu, đau ngực
– Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
– Bị tê tay chân.
Rối loạn chức năng dạ dày
Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Nếu ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày…
Nguyên nhân là do trong các thực phẩm sấy khô như mì tôm, gà chiên, khoai tây chiên… đều chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Đặc biệt, những người thích ăn mì ăn liền sẽ không còn thích ăn những thứ khác.
Thiếu dinh dưỡng
Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền sẽ cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột. Dùng nhiều mì ăn liền không những khiến có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamine, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Nóng trong người
Độ giòn của mì ăn liền là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người.
Béo phì và các bệnh liên quan
Mì ăn liền đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamine B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì ăn liền có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vậy nên, nhiều người có xu hướng ăn nhiều gói mì ăn liên cùng lúc hoặc ngoài ăn mì ăn liền còn ăn thêm những thứ khác nữa. Hậu quả là đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể.
Vì vậy, nếu thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao suốt thời gian dài, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…
Cách ăn mì ăn liền :
– Luộc mì trong nồi nước sôi, đổ ra, xả nước qua nước lạnh.
– Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vô trở lại nồi nước sôi, tắt lửa.
– Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào.

Nhã Nhu (bài Sưu tầm)

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ