Friday, April 26, 2013


Nghị viện châu Âu ra nghị quyết khẩn về nhân quyền tại Việt Nam


Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu vào thứ năm ở Strasbourg ủng hộ một nghị quyết kêu gọi Việt Nam trả tự do "ngay lập tức và vô điều kiện" các nhà báo, các blogger và bất đồng chính kiến ​​bị cầm tù và để đáp ứng các cam kết quốc tế của mình liên quan, đặc biệt là tự do ngôn luận. Các thành viên cũng yêu cầu Hà Nội chấm dứt cuộc đàn áp các tổ chức tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Giáo Hội Công Giáo.

Bản nghị quyết được thông qua khẩn cấp đã được hỗ trợ bởi một phần lớn của các nhóm chính trị: Đảng Nhân dân châu Âu , Liên minh Tiến bộ của chủ nghĩa xã hội và đảng Dân chủ (S & D), Liên minh Tự do và Dân chủ cho Châu Âu (Alde), đảng Xanh / Liên minh tự do Âu châu, các nhóm bảo thủ và cải cách châu Âu (ECR) và Nhóm Dân chủ Tự do châu Âu. 

Liên minh châu Âu và Việt Nam ký ngày 27 Tháng Sáu năm 2012 một thỏa thuận về quan hệ đối tác và hợp tác, trong đó điều khoản về nhân quyền, có nghĩa là cho phép các bên tham gia "can thiệp" vào việc nội bộ của phía bên hợp tác, nếu có một bên vi phạm các nguyên tắc cơ bản của nhân quyền và dân chủ. Các nghị sĩ đã kêu gọi Liên minh cùng thống nhất và sử dụng các cơ chế quy định bởi Hiệp định này để bảo vệ đúng đắn về quyền con người và đặc biệt là tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Bản nghị quyết mô tả rất rỏ về những vi phạm nhân quyền từ phía Hà Nội, tuy không có tính cách như việc áp dụng các biện pháp trừng phạt, nhưng nó là một thông điệp quan trọng gởi tới chính quyền Việt Nam, những người cho tới hôm nay hầu như thoát khỏi sự giám sát của Brussels. Bản nghị quyết này sẽ có ảnh hưởng đến đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Việt Nam.
Nghị quyết này cũng sẽ được lưu ý của hội đồng liên hiệp quốc tại Génève.
 


Năm 2009, sau khi Hội đồng Thế giới về Nhân quyền họp định kỳ, Hà Nội đã đồng ý thực hiện một số những cải thiện về tự do ngôn luận. Nhưng cam kết này đã không được thực hiện. Tuy nhiên, Việt Nam có dự tính trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền trong năm 2014. Nghị quyết ​​này của Nghị viện châu Âu có thể tạo một sức ép trên những cuộc đàm phán và vận động ngoại giao của Hà Nội. 

Ngọc thanh Tư ( Theo Jean-paulmarthoz / Le Soir) 
http://blog.lesoir.be/lalibertesinonrien/2013/04/18/vote-massif-du-parlement-europeen-en-faveur-des-libertes-au-vietnam/

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ