Thursday, August 14, 2014

Mỹ bùng phát nạn kỳ thị chủng tộc

Mỹ nạn kỳ thị chủng tộc dẫn đến bộc phát bạo lực
Cảnh sát với vũ khí và chó nghiệp vụ được huy động để ngăn chặn đám đông biểu tình ở St. Louis. Ảnh: AP

Cho dù cảnh sát đã cam kết sẽ giải quyết vụ việc và chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc, nhưng những cuộc đụng độ giữa người dân và giới chức vẫn không ngừng tiếp diễn suốt nhiều ngày qua sau khi một thanh niên da màu bị cảnh sát bắn chết hôm 9/8. 
 Ngày 12/8, hàng trăm người đã tham gia tuần hành ôn hòa với khẩu hiệu "Giơ tay lên, không bắn" và "Không có công lý, không còn hòa bình". Tuy nhiên, những cuộc biểu tình sau đó đã biến thành bạo động, khi cảnh sát phải dùng tới hơi cay và bom khói để ngăn chặn đám đông đang giận dữ. 

Trong khi người dân tỏ ra phẩn nộ với sự hiện diện của vũ khí và chó nghiệp vụ, thì cảnh sát trưởng St. Louis lại cho rằng nhân viên của ông đã hành động với "sự kiềm chế đáng kinh ngạc". Người biểu tình thậm chí đã sử dụng đá, chai lọ và đạn ghém để chống lại cảnh sát. Hàng chục xe tuần tra bị phá hủy. 
"Đây là một tình huống rất phức tạp", ông cho biết và nói thêm rằng giới chức trước đó đã cảnh báo người dân nên "trật tự, tôn trọng" và phải giải tán trước nửa đêm. 

Trong khi đó, cảnh sát trưởng thị trấn Ferguson, Thomas Jackson, cho rằng việc ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc là "ưu tiên quan trọng nhất lúc này". Ông cũng khẳng định sẽ không công khai danh tính cảnh sát đã giết Brown, bất chấp mối đe dọa từ người biểu tình và áp lực của truyền thông. 
Đáp lại, Sahari Gutierrez, một chuyên viên pháp lý 27 tuổi ở Ferguson, cho rằng "người dân và gia đình nạn nhân có quyền được biết ai đã giết cậu ấy". 

Theo lời giới chức, Brown bị bắn trong khi đang dạo phố cùng một người bạn. Hai người đã đẩy viên cảnh sát vào xe và hành hung anh ta. Hai bên tranh giành vũ khí và ít nhất đã nổ ra một phát đạn trong xe. Vụ xung đột tiếp tục diễn ra trên phố, và viên cảnh sát đã tự vệ bằng cách bắn nhiều phát đạn vào Brown. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi sự việc xảy ra, phía cảnh sát đã không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Brown tấn công trước, đồng thời cũng từ chối công bố danh tính những người liên quan. 
Dorian Johnson, người có mặt bên Brown khi xảy ra xung đột, lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Viên cảnh sát chính là kẻ gây hấn trước và đã nã súng vào Brown liên tục ngay cả khi anh đang giơ tay xin hàng. 

Ferguson đã có sự thay đổi nhân khẩu rõ rệt trong những thập kỷ gần đây. Khoảng 2/3 dân số của thị trấn 21.000 nhân khẩu này là người da màu, trong khi hầu hết 53 nhân viên cảnh sát là người da trắng. Trong quá khứ, thị trấn này từng trải qua nạn phân biệt chủng tộc nghiêm trọng.

Hhx475 (RT-AFP)

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ