Sunday, May 25, 2014

Thái Lan - Dân chủ bị khai tử !

SAU MỘT LOẠT CHÍNH BIẾN TRANH QUYỀN LỰC - NỀN DÂN CHỦ THÁI LAN BỊ KHAI TỬ BỞI ĐỘC TÀI QUÂN PHIỆT

Nền Dân chủ mong manh của Thái Lan sau liên tiếp những chính biến do các đảng phái tranh dành quyền lực. Ngày 20/5 đã chính thức bị khai tử bởi một cuộc đảo chính bất ngờ nhưng hoàn toàn có dự mưu từ nhiều tháng qua của quân đội, cầm đầu là Tư lệnh lục quân Prayuth Chan Ocha.

Biến động chính trị khởi đầu vào tháng 11/2013 khi Chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra đệ trình dự luật ân xá chính trị, đề nghị xóa tội cho những chính trị gia và những người có hành vi bạo lực trong các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan từ năm 2004 tới năm 2013. Theo các nhà quan sát việc này có thể khởi đầu dẫn đến sự hồi hương của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.


Luật ân xá chính trị này đã không thể ra đời mà đồng thời đã làm bộc phát những cuộc biểu tình phản đối do đảng Dân chủ khởi xướng.Dẫn đầu là ông Suthep Thaugsuban, nhằm lật đổ chính phủ và ảnh hưởng của gia đình Shinawatra. Phe đối lập yêu cầu Thủ tướng Yingluck phải từ chức để thành lập hội đồng cải cách nhân dân.Dự luật đã được Hạ viện thông qua tuy nhiên một phong trào phản kháng dự luật này nổi lên bởi đảng Dân chủ và những người ủng hộ chính phủ, phe Áo đỏ. Trước biến cố này khiến Thượng viện Thái Lan phủ quyết dự luật.


Nhằm đối phó với áp lực gia tăng từ phe đối lập, tháng 12/2013, Thủ tướng Yingluck Shinawatra tuyên bố giải tán Hạ viện, chỉ định tổng tuyển cử sớm trong tháng 2/2014. Tuy nhiên, bà Yingluck không chấp thuận từ chức theo đòi hỏi của phe chống chính phủ vì bà muốn bảo vệ nền Dân chủ. Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh phong trào biểu tình tuyên bố việc thủ tướng giải tán quốc hội hay từ chức không phải là điều kiện đủ để kết thúc sự chống đối mà phe đối lập muốn có một chính phủ lâm thời không qua bầu cử để thực hiện cải cách trước cuộc tổng tuyển cử.
Vào thời điểm này thì cựu thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập bị Viện công tố buộc tội liên quan tới các hoạt động đàn áp đẫm máu người biểu tình thuộc phe Áo đỏ năm 2010. Ông Abhisit phủ nhận mọi cáo buộc và nộp 1,8 triệu baht (56.000 USD) để được tại ngoại.
Bất ổn vẫn tiếp tục leo thang ở Thái Lan, vào tháng 1/2014 các cuộc biểu tình do phe đối lập cầm đầu càng lúc càng gia tăng bạo lực. Có hàng chục người chết và bị thương nên chính phủ Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày, bắt đầu từ 22/1. Trong khi đó, phe biểu tình làm mọi cách để ngăn chặn tổng tuyển cử.
Chính phủ Thái Lan đã cố gắng tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 2/2 theo dự định. Vì tình trạng an ninh bất ổn khắp nơi nên một số tỉnh, quận thành phố không thể mở cửa phòng phiếu. Ngày 4/2, phe đối lập tuyên bố họ sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm vô hiệu hóa cuộc bầu cử. Theo số liệu sơ bộ mà giới chức công bố ngày 3/2, bầu cử không thể diễn ra ở 9/77 tỉnh, 67 trong tổng số 375 điểm bỏ phiếu. Số cử tri đi bỏ phiếu ở các tỉnh chỉ đạt 46%.Cuối tháng 1/2014, một thủ lĩnh của phe biểu tình bị bắn chết. Những người chống chính phủ dàn trận bao vây và cố tình ngăn trở các địa điểm bỏ phiếu trên khắp cả nước. Khoảng 400.000 cử tri Thái Lan không thể tới các điểm bầu cử để bỏ phiếu.
Toàn án Hiến pháp Thái Lan lúc đó đã bác yêu cầu của đảng đối lập về việc hủy kết quả tổng tuyển cử ngày 2/2. Theo kết quả sơ bộ thì chiến thắng thuộc về chính quyền của Thủ tướng Yingluck.
Vì nhiều địa điểm không thể tổ chức bầu cử cùng ngày 2/2, do đó kết quả bầu cử không được tuyên bố và phải chờ một cuộc bỏ phiếu bổ túc. Phe biểu tình chống đối tiếp tục gây áp lực buộc Thủ tướng từ chức. Tòa án Hiến pháp Thái Lan sau đó đã hủy bỏ kết quả tổng tuyển cử ngày 2/2 vì lý do cử tri không bỏ phiếu trong cùng một ngày nên cuộc tổng tuyển cử bị cho là vi hiến. Trong khi đó, phe đối lập đe dọa tẩy chay cuộc tổng tuyển cử khác nếu bà Yingluck còn tại vị. Những người chống chính phủ không ngừng gây áp lực với chính quyền của bà Yingluck. Thái Lan tạm ngưng tình trạng khẩn cấp ở Bangkok.

Tháng 3/2014, Thủ tướng Yingluck bị Ủy ban chống tham nhũng kết tội trong chương trình trợ giá gạo, phe Áo đỏ lên kế hoạch tuần hành ủng hộ chính phủ. Tòa án Thái Lan phát lệnh truy nã một thủ lĩnh phe Áo Đỏ. Trước áp lực bủa vây của nhiều phía vị nữ Thủ tướng Thái tuyên bố bà sẵn sàng từ chức. Tháng 4/2014, Thủ tướng Yingluck và Ủy ban Bầu cử (ETC) đạt thỏa thuận và ấn định tổng tuyển cử vào ngày 20/7.



Tháng 5/2014, cao trào phản đối chính phủ đạt thành quả khi Tòa án Hiến pháp buộc tội bà Yingluck vi hiến với cáo buộc lạm quyền – một cáo buộc mà đối với các nước Dân chủ khác là chuyện khó tin khi mà Thủ tướng chỉ thuyên chuyển công vụ của một quan chức trong chính phủ. Sự ra đi của bà cùng 9 bộ trưởng khác không làm cho chính trường Thái Lan lắng dịu. Phó thủ tướng lên nắm quyền tạm thời trong khi chờ tổng tuyển cử.
Phe ủng hộ chính phủ tổ chức biểu tình bảo vệ nền Dân chủ đang bị đe dọa trầm trọng sau khi Thủ tướng Dân cử Yingluck bị những cơ quan như Tư pháp, Ủy ban chống tham nhũng, quân đội âm mưu hạ bệ. Trong lúc đó Thủ lĩnh của phong trào biểu tình chống chính phủ, Suthep, kêu gọi những người ủng hộ thực hiện cuộc nổi dậy cuối cùng nhằm lật đổ toàn diện chính phủ. Suthep tuyên bố rằng nếu chính phủ không sụp đổ sau ngày 26/5, ông ta sẽ ra trình diện cảnh sát (ông Suthep bị tòa án kết tội giết người vì đàn áp đẫm máu phe Ao đỏ năm 2010)

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang, quân đội Thái Lan quyên bố thiết quân luật vào ngày 20/5. Tư lệnh Lục quân Prayuth Chan-ocha triệu tập đại diện của các đảng phái chính trị, nghị sĩ và thành viên Ủy ban bầu cử Thái Lan nhằm giải quyết tình hình bất ổn. Hai ngày sau, quân đội Thái Lan tuyên bố giành quyền kiểm soát chính phủ khi đại diện các đảng phái không tìm ra tiếng nói chung. Đây là cuộc đảo chính thứ 12 ở Thái Lan kể từ năm 1932.
Sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân cử và đồng nghĩa với xóa sổ nền Dân chủ non trẻ tại xứ Thái. Tư lệnh Lục quân Prayuth tự phong làm thủ tướng. Cựu thủ tướng Yingluck bị bắt giam, chưa rỏ địa điểm. Thượng viện Thái Lan bị giải tán. Kể như quân đội nắm toàn quyền trong tay đặt đất nước này vào chế độ ‘độc tài quân phiệt’.
Toàn thể thế giới Tự do đều lên án nghiêm khắc về cuộc đảo chính ‘không thể biện giải’ này. Mỹ trừng phạt tức khắc bằng cách tạm ngưng viện trợ cho quân đội Thái 3,5 triệu US, và sẽ tiếp tục cắt giảm những phần viện trợ khác, đồng thời yêu cầu Thái Lan hảy khôi phục chính quyền dân sự. Khắp nơi dân chúng đang phát động biểu tình phản đối chế độ ‘độc tài quân phiệt’ và yêu cầu tôn trọng quyền Tự do Dân chủ của Thái Lan.

hhx475 (tổng hợp)

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ