Wednesday, May 10, 2017

TIN CHÂU ÂU

'Không có sự đối xử đặc biệt' Các nhà lãnh đạo của Eurozone đã bác bỏ những lời kêu gọi của Macron về sự cải cách liên hiệp châu Âu

Các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu nói với Emmanuel Macron rằng Pháp sẽ không được đối xử đặc biệt sau khi tân Tổng thống Pháp kêu gọi sự cải thiện trong khối châu Âu hội nhập đầy áp lực.
Các chính trị gia Đức đã nói rõ rằng về việc yêu cầu của tổng thống mới đắc cử Pháp về một bộ trưởng tài chính cho khu vực đồng euro, một ngân sách cho khu vực đồng euros và các nghĩa vụ liên đới giữa đồng euros và các quốc gia sẽ không được xét.
Trong mục tiêu để chỉ rỏ ai là người chủ, người Đức đã bác bỏ các đề xuất cải cách của chính trị gia chủ nghĩa trung lập chưa đầy 48 giờ sau khi ông giành chiến thắng, và sau bửa tiệc mừng với bạn hữu ‘tiến bước’ hành động của ông.
Uỷ viên ngân sách châu Âu Günther Oettinger, cũng là thành viên của Đảng CDU của Angela Merkel ở Đức, đã không có ấn tượng với đề xuất của chính trị gia 39 tuổi về việc một bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro.
Ông nói rằng không cần phải có một bộ trưởng tài chính vì Ủy ban châu Âu theo dõi sự phát triển của ngân sách, lãnh đạo cộng đồng châu Âu quyết định về trợ cấp và Cơ chế Ổn định của Châu Âu chịu trách nhiệm về tài chính.
Ông Oettinger, cho biết: "Hiện tại không có lý do để thay đổi cấu trúc này."

Ông Macron đã chủ trương vận động ngân sách cho khu vực đồng Euro trong chiến dịch của mình, cũng như việc thực hiện các tiêu chuẩn xã hội tối thiểu trong cộng đồng chung châu Âu.
Tuy nhiên, ông Manfred Weber, lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Nhân dân Châu Âu, đã chỉ trích ông Macron, nói rằng ông cần tập trung cải cách ở nước ông trước.
Ông nói: "Macron chỉ có thể yêu cầu cải cách ở châu Âu nếu ông đã chứng minh rằng đất nước của ông ta có khả năng cải cách.
"Một biện pháp đối xử đặc biệt đối với Pháp, chỉ vì nó là một quốc gia lớn và quan trọng, đã bị loại trừ."
Ông Macron cũng đã đề nghị đối với "trái phiếu châu Âu", trong đó các nước khác nhau có thể củng cố các khoản nợ của họ.
Các lãnh đạo cộng đồng châu Âu đã không chấp nhận lời đề nghị này, đặc biệt là ở Đức, nơi Ngoại trưởng Jens Spahn, nói: "Cả khu vực đồng euro lẫn Pháp đều không phải gánh nợ quá nhiều".
Macron đề nghị Angela Merkel nên cắt giảm thặng dư của Đức. Ông Gunther Krichbaum, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu tại Quốc hội Đức, cũng bác bỏ một "sự hổ trợ về nợ nần".
Trong khi Christian Lindner, người đứng đầu CDU của Đức, nói thêm: "Pháp không giải quyết vấn đề của mình chỉ bằng việc khẩn cầu, mà phải bằng những cải cách kinh tế".
"Chúng tôi đặt hy vọng vào Macron, nhưng ngay cả ông ta cũng không thể tạo ra nhiều nợ hơn sự cho phép."
Hôm qua, cựu lãnh đạo khối liên hiệp châu Âu Martin Schulz đã tức giận vì bị chỉ trích về thặng dư thương mại của Đức và sự thúc giục bà Merkel cắt giảm nó để giúp cho khu vực Euros khỏi bị khủng hoảng.
Ông Schulz, người đang đấu tranh để thay thế bà Merkel ở chức vụ thủ tướng, nói: "Chúng tôi không cần cảm thấy xấu hổ vì sự thành công. Xuất khẩu của chúng tôi là kết quả của công việc tốt được thực hiện ở đây trong nước."
"Pháp quá yếu để có tiếng nói chống lại Đức, ví dụ, hoặc để ảnh hưởng chính nó vào Liên minh châu Âu" theo Bruno Bernard. 
Dường như tất cả những đề nghị cải cách của người kế nghiệp tổng thống Holland, Macron đã như 'tiếng vọng giữa đồng hoang', khi mà cơ chế châu Âu trong tay các chính trị gia lão làng đã thành lập trường 'bất khả xâm phạm', và người đang lãnh đạo cũng như có quyền quyết định là chủ nhân ông người Đức chớ không phải Pháp. Cho dù dân Pháp đã chịu sưu cao, thuế nặng và cứ tiếp tục gồng gánh nợ nần để làm nghĩa vụ thành viên của một châu Âu đang trở thành 'chuyên chế', bất bình đẳng đúng như những nhận xét của ứng cử viên bị đa số chống đối Marine, và đã thua cuộc vì lập trường cứng rắn về 'trưng cầu ý dân' để xem có nên tiếp tục làm một thành viên chỉ có nghĩa vụ cuối đầu tuân lệnh những chủ nhân người Đức?!
Thật dễ hiểu tại sao cả châu Âu và những lãnh đạo Pháp 'nhu nhược' hết mình ủng hộ Emmanuel Macron, không khó hiểu vì họ đã nhìn rỏ chân tướng của tân tổng thống, người chân ướt chân ráo vào đời, được cất nhắc bởi Holland, người hết lòng trung thành với các chủ nhân Brussels, cho dù nhìn thấy và cũng có sáng kiến muốn cải cách một liên hiệp châu Âu đang dần chuyển hóa thành một "tân đế chế" chuyên chính, tuy nhiên với điều kiện và bản chất của ông ta, thì chỉ là một con 'cừu non' sẽ được uốn nắn từ từ trong 5 năm tới, và dần khép mình vào khuôn khổ giống như các đàn anh. Làm người ta chạnh nghĩ tới phải chăng cái bóng của 'Đức quốc xã' còn lãng vãng khiếp sợ trong tâm trí con cháu của Nã Phá Luân! Người ta sợ bà Marine hơn là sợ phải cuối đầu dưới quyền lực của 'con cháu Hitler!'
Một chính trị gia đã tỏ ra hài lòng và khen dân Pháp thông minh khi bầu cho Macron, có lẽ vì ông ta muốn ám chỉ Brexit của Anh đang bị 'trừng phạt' nặng nề bởi sự đòi hỏi "phí thoát ly" được kêu giá lên hàng trăm tỷ! Và cũng ngầm ám chỉ rằng tuân phục Brussels là "khôn" còn muốn lấy lại chủ quyền quốc gia, tự quyết dân tộc là "ngu"?!
Điều này lại củng cố cho nhận xét của ứng cử viên thua cuộc Marine: mỗi thành viên của liên hiệp châu Âu là tự nguyện chớ không phải là 'tù nhân' ?! Vô thì được nhưng ra thì thành 'trọng tội' ?!
Dù sao cũng mong là nước Pháp sẽ "không thêm 5 năm lãng phí"!
Hhx475 

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ