Friday, October 27, 2017

Tin Thế Giới - Núi lửa

Sự chuyển mình của núi lửa Cumbre Vieja tại đảo La Palma (quần đảo Canary)

Thứ Sáu, 27- 10- 2017

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1971, ngọn núi lửa Cumbre Vieja thuộc hòn đảo La Palma trên quần đảo Canary đã phun trào nham thạch và kéo dài hơn ba tuần.

Điều đó diễn ra sau nhiều ngày hoạt động địa chấn với tối đa bốn chuyển động mỗi phút. Một ngày trước vụ phun trào đã xảy ra một cơn động đất lớn. Ngày hôm sau, những cơn chấn động vẫn tiếp tục, nhưng từ giữa trưa thì mặt đất yên tĩnh kéo dài đến 3 giờ vào buổi chiều.

"Có thể nghe thấy tiếng động sâu dưới đất và đất mở ra một vết nứt khoảng vài trăm mét, nơi mà dung nham bắt đầu chảy."

Vụ phun trào, bắt nguồn từ sự bùng phát của núi lửa Teneguia, sau đó tiếp tục cho đến ngày 18 tháng 11 và dẫn đến một cuộc di tản lớn.

Ngày nay, có nhiều lo ngại cho một vụ phun trào khác ở La Palma sau một loạt địa chấn liên tục tại đây.

Hai trận địa chấn khác xảy ra ở quần đảo Canary, bao gồm 44 trận động đất trong 14 giờ vào ngày 12-10.
Sự chấn động đã lên đến cao điểm trong khu vực xung quanh khách sạn Teneguia Princess, làm tăng khoảng 1cm về phía Nam và cao hơn 3,5 cm, theo cảm biến GPS điều chỉnh sự biến dạng trên mặt đất.

Nhà khoa học Stefan Scheller nói: "Chúng ta giả định rằng sự tích tụ dung-nham bên dưới mặt đất bởi địa chấn và do đó làm cho mặt đất bị nâng lên.

"Mặt đất dâng cao chạy dài khoảng 7 km quanh trung tâm có nghĩa là một khối lượng đá dâng lên với thể tích khoảng 5 triệu m³, tương đương với khoảng 12,5 triệu tấn đá."

Các chuyên gia trong khu vực gần đây đã giảm hoạt động kiểm soát núi lửa. Tuy nhiên, hiện tại một nhóm đặc biệt đang thẩm định về các hoạt động mới nhất của núi lửa. Ngoài ra còn có một chương trình theo dõi thuỷ-địa chấn, tăng cường giám sát các hoạt động trên đảo.

Công việc đang được thực hiện ba lần một tuần tại bốn điểm khác nhau của Cumbre Vieja.

Một tài liệu khoa học vào năm 1990 đã làm dấy lên lo ngại một vụ phun trào La Palma sẽ kéo theo sự sụp đổ của hòn đảo, gây ra một cơn sóng thần lớn tràn tới bờ biển của Anh và Mỹ. Các chuyên gia của Đại học California và University College London cho biết nếu Cumbre Vieja lại chuyển mình thức giấc thì sườn phía tây ngọn núi có thể sụp đổ.
Hàng tỷ tỷ tấn đá sẽ rơi xuống biển, gây ra sóng thần lớn tạo nên một gợn sóng khổng lồ trên Đại Tây Dương tràn đến châu Mỹ với tốc độ ước tính 720 km / giờ. Sẽ mất khoảng 8 giờ để đến Hoa Kỳ. Sẽ có rất ít cảnh báo về sự sụp đổ của núi lửa ngoài sự phun trào chính nó là một khả năng sắp xảy ra

Bờ biển phía đông của Hoa Kỳ, từ Maine đến Miami nằm trên đường hủy diệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào với một vụ phun trào trong tương lai của núi lửa vẫn đang hoạt động trên La Palma ở quần đảo Canary.

Các nhà khoa học đã ước định rằng một vụ phun trào sẽ dẫn tới sự sụp đổ của núi lửa ở đại dương. Sóng sẽ cao hơn 650 mét và 'đỉnh sóng'  sẽ kéo dài từ 30 đến 40 km hoặc hơn. Bức tường khổng lồ của nước sẽ phá hủy tất cả các thị trấn ven biển trên bờ biển phía đông của Hoa Kỳ và có khả năng sẽ gây ra sự hủy diệt đến 20 dặm vào nội địa. Bahamas sẽ bị tàn phá và Florida có thể bị ngập nước.

Vụ phun trào cuối cùng diễn ra vào năm 1942. Trung bình, núi lửa phun trào mỗi hai thế kỷ. Sự sụp đổ của các hòn đảo núi lửa tương tự đã được tìm thấy ở những nơi khác và dấu vết của sự tàn phá gây ra bởi một cơn sóng thần khổng lồ. Sự sụp đổ của một ngọn núi lửa ở dãy Hawaii, đã gửi một làn sóng khổng lồ tàn phá vào vùng đất của Úc và hủy diệt nhiều hòn đảo nhỏ trên tuyến đường của nó.

Ở độ cao 1.949 mét, Cumbre Vieja là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Quần đảo Canaria.


Hhx475 (tổng hợp - terrefuture/ l’express)

No comments:

Post a Comment

Mời đóng góp ý kiến trong tinh thần xây dựng.
Đa tạ